Danh mục tổng hợp

Thứ hai - 19/06/2017 09:58
Danh mục
Danh mục tổng hợp
DANH MỤC
Các đề tài cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN đã được phê duyệt từ năm 2015
trong Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020
 
TT Tên nhiệm vụ Cá nhân, Đơn vị chủ trì T/g thực hiện
A Phê duyệt thực hiện năm 2016
1
Nghiên cứu phản ứng hạt nhân gây bởi các chùm hạt nhân không bền tại Viện Vật lý và Hoá học RIKEN (Nhật Bản). GS.TS. Lê Hồng Khiêm,
Viện Vật lý
2016-2019
2
Biên soạn Từ điển Vật lý Anh – Việt và Từ điển Bách khoa Vật lý Việt Nam. GS.TS. Nguyễn Đại Hưng,
Viện Vật lý
2016-2020
3
Nghiên cứu chế tạo đế nano kim loại-giấy cho hiệu ứng tán xạ Raman tăng cường bề mặt nhằm ứng dụng trong phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm. PGS.TS. Trần Hồng Nhung,
Viện Vật lý
2016-2018
4
Ứng dụng phương pháp huỳnh quang phân giải thời gian và hiệu ứng truyền năng lượng cộng hưởng FRET thử nghiệm phát hiện độc tố/kháng sinh trong thực phẩm. PGS.TS. Vũ Thị Bích,
Viện Vật lý
2016-2018
5
Chế tạo và nghiên cứu các tính chất quang học của vật liệu tổ hợp graphene - hạt vàng kích thước nanô, tăng cường hoạt tính quang xúc tác của TiO2. TS. Vũ Đức Chính,
Viện Khoa học vật liệu
2016-2018
B Phê duyệt thực hiện năm 2017
1
Khai thác lò phản ứng hạt nhân và các máy gia tốc tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Đubna cho nghiên cứu vật lý hạt nhân và an toàn bức xạ hạt nhân. PGS.TS. Nguyễn Xuân Nghĩa 2017-2020
2
Nghiên cứu chế tạo máy phát điện 220 VAC, 2 kW dùng sức gió kiểu đứng phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam. PGS.TSKH. Nguyễn Văn Vượng,
Viện Khoa học vật liệu
2017-2018
3
Nghiên cứu phát triển phương pháp quang nhiệt trên cơ sở các cấu trúc nano kim loại nhằm ứng dụng trong diệt tế bào ung thư. TS. Nghiêm Thị Hà Liên,
Viện Vật lý
2017-2018
4
Nghiên cứu chế tạo điện cực trên cơ sở vật liệu graphene/CNTs định hướng ứng dụng trong các linh kiện quang điện tử TS. Nguyễn Văn Chúc,
Viện Khoa học vật liệu
2017-2018
5
Nghiên cứu Vật lý hạt nhân với chùm gamma đơn năng cường độ cao tại ELI-NP, Romania TS. Phan Việt Cương,
Viện Vật lý
2017-2019
 
DANH MỤC
các phòng thí nghiệm vật lý của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
đã được đầu tư từ năm 2016
Số TT Tên phòng thí nghiệm/ cơ quan chủ trì Thời gian thực hiện
1 PTN nghiên cứu laser/ Trường ĐH Bách Khoa 2016-2018
2 PTN Quang phổ-Quang tử/ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên 2016-2018
 

 
DANH MỤC
các đề tài đã được Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
phê duyệt từ năm 2016

 
Số TT Tên đề tài Tên chủ nhiệm đề tài/ Tổ chức chủ trì Ghi chú
1 Nghiên cứu thiết kế và ứng dụng hệ thống đo điện não di động trong khảo sát giấc ngủ ở người trưởng thành PGS.TS. Huỳnh Quang Linh, Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM Đề tài cấp ĐHQG
2 Nghiên cứu chế tạo cảm biến nano và hệ thiết bị giám sát các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn quốc  gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN02:2009/BYT PGS.TS. Đặng Mậu Chiến, Viện Công nghệ Nano, ĐHQG-HCM Đề tài Độc lập cấp quốc gia
3 Nghiên cứu phát triển hệ thống quan trắc tự động và xử lý môi trường nước nuôi tôm bằng phương pháp kết hợp  UV – Điện từ trường – Ozone và phương pháp sinh học PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn, PTNTĐQG Điều khiển số và Kỹ thuật Hệ thống, ĐHQG-HCM Đề tài Độc lập cấp quốc gia
 
DANH MỤC
các đề tài đã được  Bộ Giáo dục và Đào tạo
phê duyệt từ năm 2016
 
STT Tên đề tài Ghi chú
1
Tính toán hiệu ứng âm-điện-từ và ảnh hưởng của phonon giam cầm lên hiệu ứng âm-điện-từ trong hệ bán dẫn thấp chiều bằng phương pháp phương trình động lượng tử  
2
Nghiên cứu hiệu ứng Hall lượng tử trong các hệ bán dẫn một chiều  
3
Cải thiện độ rối của trạng thái chân không nén hai mode bằng tổ hợp thêm và bớt photon  
4
NC tính toán và đo đạc liều bức xạ từ phản ứng B10 (n,α) Li7 bởi dòng neutron phin lọc tại kênh ngang số 2 lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - Bước đầu đánhgiá khả năng phát triển hệ Boron Neutron Capture Therapy.  
5
Nghiên cứu, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu chuẩn, ứng dụng cho phát hiện nhanh thuốc giả bằng thiết bị phổ Raman.  
6
Nghiên cứu chế tạo tấm phẳng remote phosphor (Planar remote phosphor) ứng dụng trong White LED  
7
Nghiên cứu vật liệu chuyển hóa quang năng thành điện năng hiệu suất cao trên cơ sở vật liệu lai hóa Si-Ge  
8
Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị laser bán dẫn sợi quang nhiều bước sóng xách tay ứng dụng trong quang trị liệu và phục hồi chức năng  
9
Nghiên cứu tính chất vật lý của một số vật liệu hợp kim chứa Ni và vật liệu sắt điện  
10
Nghiên cứu độ linh động điện tử hai chiều đa vùng con và phổ hấp thụ quang trong các cấu trúc dị chất bán dẫn dựa trên các vật liệu phân cực (Multisubband two-dimensionals electron mobility and optical absorption in semiconductor heterostructure based on polar materials)  
11
Nghiên cứu cấu trúc hình học và cấu trúc electron của các cluster chứa kim loại chuyển tiếp bằng hóa lượng tử  
12
Nghiên cứu một số hệ ngưng tụ Bose-Einstein trong gần đúng parabol kép  
13
Xây dựng mô hình tính phát xạ sóng điều hòa bậc cao cho phân tử tương tác với laser hồng ngoại.  
14
Nghiên cứu phát triển điện cực mới cho phương pháp von-ampe hòa tan trên cơ sở biến tính bằng vật liệu khung hữu cơ kim loại (MOFs)  
15
Nghiên cứu chế tạo điện cực biến tính polyaniline cấu trúc nano và ứng dụng trong cảm biến  
16
Tổng hợp và nghiên cứu tính chất của vật liệu tổ hợp TiO2 pha tạp/CNTs, ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm hợp chất hữu cơ  
17
Nghiên cứu chế tạo cảm biến nhạy hơi cồn trên cơ sở vật liệu ZnO đa hình thái làm việc ở nhiệt độ dưới 500C   
18
Nghiên cứu chế tạo lớp màng phủ kính chống tia hồng ngoại (IR) trên cơ sở vật liệu màng vanadi ôxít (VO2)  
19
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hybrid nano bạc/nano cacbon nhằm thay thế enzym thứ cấp trong chế tạo cảm biến sinh học hoạt động theo cơ chế enzym để phát hiện nhanh một số chỉ dấu sinh học trong máu  
20
Nghiên cứu chế tạo vật liệu phát quang định hướng ứng dụng trong việc sản suất LED trắng  
21
Nghiên cứu chế tạo và các đặc trưng quang học của các hạt nano dạng keo (colloidal) CdSe/CdS/Silica có khả năng gắn kết với các phần tử sinh học.  
22
Tối ưu hóa độ tán sắc của sợi tinh thể quang tử ứng dụng trong chế tạo cảm biến có độ nhạy cao.  
23
Nghiên cứu chế tạo cảm biến nhạy với từ trường yếu trên cơ sở cấu trúc van spin dùng trong các thiết bị phát hiện, dò tìm và định vị.  
24
Tạo ảnh độ tương phản âm trong miền tán xạ thưa với kỹ thuật lấy mẫu nén tất định  
25
Phát triển kỹ thuật Gamma tán xạ ngược để đo khối lượng riêng chất lỏng bằng đầu dò nhấp nháy NaI(Tl)  
26
Mô tả vi mô phản ứng hạt nhân trong vùng năng lượng dưới 1 GeV  
27
Cộng hưởng electron – photon và cộng hưởng từ-photon trong hệ điện tử chuẩn hai chiều  
28
Nghiên cứu, xây dựng Phòng thí nghiệm ảo về Lý thuyết mạch  
 

DANH MỤC
các đề tài đã được Đại học Quốc gia Hà Nội
phê duyệt từ năm 2016
 
TT Tên đề tài/Dự án
I Năm 2016
1 Nghiên cứu chế tạo phần mềm mô phỏng phân tử ADN với cấu trúc đa cấp nhằm ứng dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc và mô hình tính toán vật lý-sinh học-dược học
2 Nghiên cứu và triển khai chế tạo thử nghiệm thiết bị thăm dò địa điện đa cực
3 Nghiên cứu và chế tạo màng mỏng đa lớp bằng phương pháp electrophoretic
4 Nghiên cứu và chế tạo thiết bị đo nhịp tim và chuẩn đoán các bệnh về tim mạch cầm tay bằng phương pháp không xâm lấn thông qua đo từ trường nhiễu loạn trong mạch máu
5 Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các hệ thống anten có độ lợi cao ứng dụng trong các hệ thống truyền thông vô tuyến chuyên dụng
6 Nghiên cứu và phát triển hệ thống định vị và tái tạo môi trường ba chiều cho máy bay không người lái sử dụng cảm biến ảnh RGB-D
7 Thiết kế, mô hình hóa và thực thi phần cứng có thể tái cấu hình cho các ứng dụng xử lý đa phương tiện
 
 

Tác giả bài viết: Hội Vật Lý Việt Nam

Nguồn tin: Hội Vật Lý

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vpshvl.org.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây