HỘI VẬT LÝ VIỆT NAM THAM GIA BIÊN SOẠN BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
Thứ bảy - 08/04/2017 03:35
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 36 Quyển và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, ngày 16 tháng 9 năm 2016 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã ký Quyết định số 218/QĐ- HĐCĐBS BKTTVN bổ nhiệm các Trưởng ban biên soạn chuyên ngành Bách khoa toàn thư Việt Nam, trong đó có Trưởng ban Biên soạn chuyên ngành Quyển 2 "Vật lý học, Thiên văn học" do VS Nguyễn Văn Hiệu làm Trưởng ban.
Ngày 05 tháng 12 năm 2016 Chủ nhiệm Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã ký Quyết định số 2450/QĐ-BCNĐA phê duyệt nhân sự Ban biên soạn chuyên ngành Quyển 2 bao gồm:
1. Phó Trưởng ban:
- GS. TS. Nguyễn Đại Hưng
- GS. TS. Nguyễn Quang Liêm
2. Các thành viên chính:
- PGS. TS. Nguyễn Xuân Chánh
- PGS. TS. Vu Thanh Khiết
- PGS.TSKH. Nguyễn Thế Khôi
- PGS. TS. Nguyễn Đình Noãn
- PGS. TS. Chu Đình Thúy
- GS. TS. Nguyễn Hữu Đức
- GS. TS. Đinh Xuân Khoa
- GS. TSKH. VU Xuân Quang
- PGS. TS. Đặng Mậu Chiến
- PGS. TS. Lâm Quang Vinh
3. Thư ký khoa học
4. Thư ký hành chính
Ban soạn thảo Quyển 2 đã phân công nhiệm vụ của các thành viên như sau:
Phân công các thành viên của Ban thực hiện từng nội dung lớn được xác định trong bản Quy chế. 1. TRƯỞNG BAN
Theo khoản 3 của Điều 7 trên trang 3 của bản Quy chế: Trưởng Ban chịu trách nhiệm khoa học cao nhất trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn và các nhiệm vụ khoa học khác thuộc Quyển 2. Các thành viên ban xây dựng đề cương nghiên cứu
Trách nhiệm chính về khoa học là lãnh đạo về khoa học việc biên soạn. Thực hiện ngay trách nhiệm này, tôi đã nghiên cứu và đề xuất nội dung khoa học của Quyển 2.
Trong thư này tôi xin phân công các thành viên của Ban giúp tôi trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn và các nhiệm vụ khoa học khác thuộc Quyển 2. Bản thân tôi sẽ cộng tác chặt chẽ với từng thành viên và xin cùng với các anh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo, Chủ nhiệm Đề án.
Tôi xin phân công như sau. 2. CÁC PHÓ TRƯỞNG BAN
Theo sự phân công của Trưởng ban, mỗi Phó trưởng ban giúp Trưởng ban thực hiện hoặc lãnh đạo việc thực hiện một số công việc trong xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý Nhiệm vụ nghiên cứu và các nhiệm vụ khoa học khác thuộc Quyển 2.
Ngày 09 tháng 12 Văn phòng Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã mở lớp tập huấn về tổ chức xây dựng Thuyết minh nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng Đề cương các quyển chuyên ngành.
Thực hiện Điều 8 trên trang 4 của bản quy chế, Trưởng ban đã phân công một Phó trưởng ban là GS Nguyễn Đại Hưng thực hiện việc tổ chức xây dựng Thuyết minh nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng Đề cương chi tiết Quyển 2 và cử GS Nguyễn Đại Hưng cùng các Thư ký khoa học của Ban đi dự lớp tập huấn.
Hiện nay GS Nguyễn Đại Hưng đang cùng với các Thư ký khoa học và Thư ký hành chính xây dựng Thuyết minh nhiệm vụ nghiên cứu, đồng thời xây dựng Đề cương chi tiết Quyển 2.
Trong quá trình xây dựng Đề cương chi tiết Quyển 2 GS Nguyễn Đại Hưng và các Thư ký khoa học sẽ tham khảo nội dung khoa học (trong file 3) do Trưởng ban đề xuất.
Trưởng ban đã phân công GS Nguyễn Đại Hưng làm Chủ nhiệm Nhiệm vụ khoa học biên soạn Quyển 2 và GS Nguyễn Đại Hưng đã vui vẻ nhận lời làm Chủ nhiệm Nhiệm vụ khoa học này.
Sau khi xây dựng xong Thuyết minh nhiệm vụ nghiên cứu và đề cương chi tiết Quyển 2, GS Nguyễn Đại Hưng trên cương vị là Chủ nhiệm nhiệm vụ sẽ ký hợp đồng với Chủ nhiệm Đề án. Theo khoản 4 của Điều 7 trên trang 3 của bản Quy chế, Chủ nhiệm nhiệm vụ GS Nguyễn Đại Hưng chịu trách nhiệm trước Trưởng ban biên soạn và Chủ nhiệm Đề án trong việc thực hiện hợp đồng đã ký. 3.Tập thể ban biên soạn
Tập thể Ban biên soạn Quyển 2 bao gồm Trưởng ban, hai Phó trưởng ban và tất cả các thành viên chính của Ban sẽ cùng phối hợp tổ chức việc soạn thảo thuyết minh nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn các mục từ đã được nêu ra trong bản Đề cương chi tiết Quyển 2.
Tôi xin đề nghị mỗi thành viên của Ban nhận nhiệm vụ biên soạn nội dung các mục từ mà mỗi anh sẵn sàng dành thời gian biên soạn.
Nếu có các mục từ mà không có thành viên nào nhận nhiệm vụ biên soạn nội dung, tôi xin đề nghị các thành viên giới thiệu với Chủ nhiệm nhiệm vụ GS Nguyễn Đại Hưng các nhà khoa học khác không nhất thiết là các thành viên của Ban và là các chuyên gia am hiểu nhất về các mục từ này để GS Nguyễn Đại Hưng mời biên soạn.
Kính mong tất cả các thành viên của Ban nỗ lực đóng góp vào sự biên soạn Quyển 2 và xin chân thành cảm ơn các anh.
Về nội dung khoa học của Quyển 2, Trưởng ban đã đề xuất như sau để xin ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên của ban. NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA QUYỂN 2 "VẬT LÝ HỌC, THIÊN VĂN HỌC"
Nội dung khoa học của Quyển 2 "Vật lý học, Thiên văn học" bao gồm các chủ đề khoa học mà cộng đồng vật lý trên thế giới đang quan tâm nghiên cứu.
Các chủ đề đó có thể hệ thống hóa thành hai loại chủ đề:
- Các chủ đề thuộc các lĩnh vực chuyên sâu của ngành vật lý học.
- Các chủ đề thuộc các lĩnh vực khoa học liên ngành bao gồm ngành vật lý học, thiên văn học và một ngành khoa học tự nhiên khác hoặc một liên ngành khoa học công nghệ.
Nội dung nghiên cứu của ngành vật lý học, thiên văn học trên thế giới, bao gồm cả những nội dung nghiên cứu thuộc phạm vi các lĩnh vực khoa học liên ngành có sự tham gia của vật lý học, thiên văn học, đã được Hội Vật lý Mỹ thống kê và trình bày dưới dạng một bảng phân loại gọi là Physics and Astronomy Classification Scheme PACS, được công bố lần đầu tiên vào những năm bảy mươi thế kỷ trước, và đã được cộng đồng vật lý trên thế' giới đồng tình và áp dụng rộng rãi. Từ đó đến nay vật lý học, thiên văn học trên thế giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu khoa học tuyệt vời, trong đó có những phát minh khoa học được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá cao và tặng Giải thưởng Nobel, mỗi năm một lần, cho tác giả hoặc các đồng tác giả của các phát minh khoa học đó. Nhằm phản ánh đầy đủ sự tiến triển rất nhanh của vật lý học, thiên văn học cũng như của các lĩnh vực khoa học liên ngành có sự tham gia của vật lý học, thiên văn học, PACS đã được mở rộng và cập nhật, khoảng gần 10 năm một lần. PACS mới nhất đã được công bố vào năm 2010. Đó là một tư liệu khoa học rất quý để Ban biên soạn chuyên ngành Quyển 2 "Vật lý học, Thiên văn học" tham khảo trong quá trình biên soạn. Trên cơ sở tham khảo PACS năm 2010 tôi xin đề nghị:
Các mục từ được đưa vào Quyển 2 "Vật lý học, Thiên văn học" bao gồm cả các mục từ thuộc các hướng nghiên cứu của ngành vật lý học lẫn các mục từ thuộc các hướng nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học hoặc khoa học công nghệ liên ngành có sự tham gia của vật lý học. Các lĩnh vực liên ngành đó là:
- Vật lý Địa cầu và Vũ trụ học.
- Khoa học và Công nghệ Nanô. I. Vật lý học
Theo PACS được công bố năm 2010 Vật lý học có các hướng nghiên cứu chính sau đây.
1. Các hướng nghiên cứu Tổng quát:
1.1. Truyền thông, giáo dục, lịch sử và triết học.
1.2. Các phương pháp toán học trong vật lý.
1.3. Cơ học lượng tử, thông tin lượng tử, tính toán lượng tử, lý thuyết trường và thuyết tương đối đặc biệt.
1.4. Thuyết tương đối tổng quát và lý thuyết hấp dẫn.
1.5. Vật lý thống kê, nhiệt động lực học và các hệ động lực phi tuyến.
1.6. Đo lường vật lý, các phép đo và các quy trình trong phòng thí nghiệm.
1.7. Các dụng cụ, thiết bị và các linh kiện được sử dụng trong nhiều nhánh của vật lý học, thiên văn học.
2. Vật lý các Hạt sơ cấp và các Trường:
2.1. Lý thuyết tổng quát về các trường và các hạt.
2.2. Những lý thuyết đặc biệt và các mô hình tương tác, bao gồm cả sự sắp xếp các hạt thành hệ thống.
2.3. Những phản ứng đặc biệt của các hạt và các lý thuyết mang tính chất hiện tượng luận.
2.4. Những tính chất của các hạt đặc biệt.
3. Vật lý Hạt nhân:
3.1. Cấu trúc hạt nhân.
3.2. Phân hủy phóng xạ.
3.3. Năng phổ hạt nhân.
3.4. Các phản ứng hạt nhân.
3.5. Thiên văn vật lý hạt nhân.
3.6. Các tính chất của các hạt nhân đặc biệt.
3.7. Kỹ thuật hạt nhân và năng lượng hạt nhận.
3.8. Các phương pháp thực nghiệm và các thiết bị nghiên cứu trong vật lý hạt sơ cấp và vật lý hạt nhân.
4. Vật lý Nguyên tử và Phân tử:
4.1. Lý thuyết về cấu trúc điện tử của các nguyên tử và các phân tử.
4.2. Các tính chất của các nguyên tử và tương tác của các nguyên tử với photon.
4.3. Các tính chất của các phân tử và tương tác của các phân tử với photon.
4.4. Các quá trình va chạm và tương tác nguyên tử và phân tử.
4.5. Điểu khiển các nguyên tử, các phân tử và các ion.
5. Điện từ học, Quang học, Âm học, Truyền nhiệt, Cơ học kinh điển và Động lực học chất lưu:
5.1. Điện từ học; quang học điện tử và ion.
5.2. Quang học, bao gồm quang học lượng tử và các vật liệu quang học.
5.3. Âm học.
5.4. Truyền nhiệt.
5.5. Cơ học kinh điển các hệ gián đoạn.
5.6. Cơ học các vật rắn.
5.7. Động lực học chất lưu, bao gồm cả các quá
trình động lực học chất lưu trong các hệ có kích thước cỡ micro và nanô.
6. Vật lý chất Khí, Plasma và Phóng điện:
6.1. Vật lý các chất khí.
6.2. Vật lý các loại plasma và hiện tượng phóng điện.
7. Chất Đậm đặc: Cấu trúc, Các tính chất Cơ học và Các tính chất Nhiệt:
7.1. Cấu trúc của các vật rắn và chất lỏng; tinh thể học.
7.2. Các tính chất cơ học và các tính chất âm học của chất đậm đặc.
7.3. Động lực học mạng tinh thể; phonon.
7.4. Các phương trình trạng thái, sự cân bằng pha và sự chuyển pha.
7.5. Các tính chất nhiệt của chất đậm đặc.
7.6. Các tính chất vận chuyển phi điện tử của chất đậm đặc.
7.7. Chất lưu lượng tử và chất rắn lượng tử.
7.8. Bề mặt và mặt phân cách màng mỏng.
8. Chất đậm đặc: Cấu trúc Điện tử, Các tính chất Điện, Từ và Quang
8.1. Cấu trúc điện tử của các vật liệu khối.
8.2. Vận chuyển điện tử trong chất đậm đặc.
8.3. Cấu trúc điện tử và các tính chất điện của bề mặt, mặt phân cách, màng mỏng.
8.4. Hiện tượng siêu dẫn điện.
8.5. Các tính chất từ học (từ tính) và các vật liệu có từ tính.
8.6. Cộng hưởng từ và hồi phục từ trong chất đậm đặc; hiệu ứng Mỏssbauer.
8.7. Các chất điện môi, áp điện, sắt điện và các tính chất của chúng.
8.8. Các tính chất quang của chất đậm đặc, quang phổ chất đậm đặc, tương tác của bức xạ và các hạt với chất đậm đặc.
8.9. Sự phát điện tử và sự phát ion bởi các chất lỏng và các chất rắn.
9. Các Cấu trúc Nanô và các Hệ Thấp chiều:
9.1. Các dạng vật liệu cấu trúc nanô và các dạng hệ thấp chiều: tinh thể nanô, hạt nanô, ống nanô, thanh nanô, giếng lượng tử, dây lượng tử, thanh lượng tử, chấm lượng tử.
9.2. Các vật liệu carbon cấu trúc nanô: ống carbon nanô, graphene và các vật liệu bán dẫn hai chiều có mạng tinh thể lục giác.
9.3. Động lực học mang tinh thể trong các cấu trúc nanô và các hệ thấp chiều: các phonon và các trạng thái dao động.
9.4. Các phương pháp hiển vi trong nghiên cứu bề mặt, mặt phân cách, màng mỏng và cấu trúc nanô:
- Hiển vi điện tử truyền qua,
- Hiển vi điện tử quét,
- Hiển vi điện tử xuyên ngầm,
- Hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao,
- Hiển vi điện tử năng lượng thấp,
- Hiển vi lực nguyên tử,
- Hiển vi lực từ trường,
- Hiển vi lực âm thanh,
- Hiển vi quét trường gần,
- Hiển vi Auger quét,
- Hiển vi tia X.
9.5. Cấu trúc điện tử và các tính chất điện của bề mặt, mặt phân cách, các màng mỏng và các hệ có kích thước cỡ nanô.
9.6. Các trạng thái điện tử và các kích thích tập thể trong các cấu trúc nanô và các hệ thấp chiều.
9.7. Các tính chất quang của các cấu trúc nanô và các hệ thấp chiều; tán xạ Raman. II. Vật lý Địa cầu và Vũ trụ học Vật lý Địa cầu và Vũ trụ học có các hướng nghiên cứu chính sau đây.
1. Vật lý Trái đất:
1.1. Trọng trường và trắc địa.
1.2. Địa từ, cổ từ và địa điện.
1.3. Địa chấn.
1.4. Núi lửa học.
1.5. Các tính chất vật lý của đá và khoáng vật.
2. Vật lý Thủy quyển và Khí quyển:
2.1. Vật lý đại dương.
2.2. Động lực học khí quyển; khí tượng học.
2.3. Biến động thời tiết.
3. Quan trắc Địa vật lý:
3.1. Nguyên lý quan trắc.
3.2. Dụng cụ quan trắc.
3.3. Kỹ thuật quan trắc.
3.4. Thăm dò địa vật lý.
4. Điện ly quyển và Từ quyển:
4.1. Vật lý plasma trong không trung.
4.2. Vật lý điện ly quyển.
4.3. Vật lý từ quyển.
5. Hệ Mặt trời; Hành tinh học:
5.1. Tổng quát về hệ mặt trời.
5.2. Tinh vân mặt trời.
5.3. Hành tinh học các hành tinh có bề mặt cứng.
5.4. Hành tinh học các hành tinh lỏng.
5.5. Các hành tinh trong hệ mặt trời.
5.6. Mặt trăng.
5.7. Sao chổi và sao băng.
6. Vũ trụ học:
6.1. Ngân hà.
6.2. Hố đen. III. Khoa học và Công nghệ Nanô
Ngoài các hướng nghiên cứu về các Cấu trúc Nanô và các Hệ Thấp chiều, là các hướng thuộc chuyên ngành Vật lý Nanô đã được trình bày ở trên khi giới thiệu về nội dung các hướng nghiên cứu của Vật lý học, Khoa học và Công nghệ Nanô còn bao gồm các hướng nghiên cứu sau đây.
1. Khoa học Nanô:
1.1. Hóa học nanô.
1.2. Công nghệ sinh học nanô.
1.3. Y - Dược học nanô.
1.4. Nông học nanô.
2. Vật liệu Nanô:
2.1. Vật liệu bán dẫn nanô.
2.2. Vật liệu từ tính nanô.
2.3. Vật liệu điện tử nanô.
2.4. Vật liệu quang tử nanô.
2.5. Vật liệu quang điện tử nanô.
2.6. Vật liệu sinh - y học nanô.
2.7. Hệ dẫn thuốc nanô.
2.8. Phân bón nanô.
2.9. Vật liệu polyme nanô.
2.10. Vật liệu tổ hợp nanô.
2.11. Vật liệu lai nanô.
2.12. Vật liệu siêu biến hóa.
2.13. Vật liệu khung cơ - kim.
3. Linh kiện Nanô:
3.1. Linh kiện điện tử nanô.
3.2. Transistor đơn điện tử.
3.3. Linh kiện quang tử nanô.
3.4. Linh kiện quang điện tử nanô.
3.5. Detector đơn photon.
3.6. Nguồn ánh sáng đơn photon.
3.7. Microlaser và nanolaser.
3.8. Cảm biến nanô.
3.9. Cảm biến sinh học.
3.10. Chip sinh học.
3.11. Hệ điện - cơ micro (MEMS) và hệ điện - cơ nanô (NEMS). IV. Các lĩnh vực liên ngành khác
Ngoài hai lĩnh vực liên ngành lớn nói trên còn có một số lĩnh vực liên ngành nhỏ khác như Lý hóa, Hóa lý, Lý sinh. Các mục từ thuộc các lĩnh vực liên ngành này cũng sẽ được trình bày trong Quyển 2.