HỘI NGHỊ VỀ HIỆP HỘI VẬT LÝ ASEAN (ASEAN FEDERATION OF PHYSICS SOCIETIES -AFPS)

Chủ nhật - 03/09/2017 01:31
Lễ khai mạc Hội nghị ASEAN : GS. Siaw Kiang Chou (Thành viên Hội đồng tư vấn của Ủy ban KH&CN ASEAN), ông Chee King Tan (Phó giám đốc của Ủy ban Văn hóa-Xã hội ASEAN, Bộ Ngoại giao Singapore), GS. Kok Khoo Phua (Viện trưởng sáng lập của Viện Nghiên cứu tiên tiến, Đại học Công nghệ Nanyang) và GS. Rajdeep Sing Rawat (Chủ tịch, Viện Vật lý Singapore).
Lễ khai mạc Hội nghị ASEAN
Lễ khai mạc Hội nghị ASEAN
Ngày 29 tháng 8 năm 2017, cùng tháng kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, các nhà vật lý đại điện cho các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị tại Trung tâm Điều hành của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) để hoàn thiện và phê chuẩn Điều lệ thành lập chính thức Hiệp hội Vật lý ASEAN (ASEAN Federation of Physics Societies - AFPS).
Hội nghị đã thành công với sự ký kết Điều lệ của AFPS bởi 10 thành viên đại diện vật lý ASEAN. Sự kiện này đã được hỗ trợ bởi Bộ Ngoại Giao Singapore.
Việc thành lập AFPS là sự kiện rất quan trọng vì đó là cơ sở để:
  • Tăng cường khả năng giảng dạy và nghiên cứu vật lý ở trong vung
  • Tạo điều kiện thuận lợi chia xẻ thông tin và hợp tác giữa các nước thành viên
  • Hoàn thiện các nguồn tài nguyên có thể sử dụng và phân bổ chúng giữa các cộng đồng cũng như
  • Tạo được sức mạnh tập thể trong thương lượng hợp tác và liên kết với các hội vật lý quốc tế và vùng khác.
Hơn nữa, việc thành lập AFPS cho phép vật lý như một lĩnh vực khoa học cần được phát triển và thành công cao hơn nữa, và trong hoàn cảnh hiện nay nó thúc đẩy sự thành lập các hội vật lý ở 4 nước trong ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào và Myanmar). Việc chính thức thành lập AFPS là sự kiện rất quan trọng sau những tháng ngày làm việc cẩn thận, công phu sau hậu trường để chuẩn bị cho Điều lệ của AFPS.
image004
Hội nghị ASEAN bắt đầu với các phát biểu chào mừng của GS. Kok Khoo Phua (Viện trưởng sáng lập của Viện Nghiên cứu tiên tiến, Đại học Công nghệ Nanyang), Ông Chee King Tan (Phó giám đốc của Ủy ban Văn hóa – Xã hội ASEAN, Bộ Ngoại giao Singapore) và GS. Rajdeep Sing Rawat (Chủ tịch, Viện Vật lý Singapore).
 
image003

Mỗi đại biểu này đều nhất trí cho rằng cần thực hiện những kế hoạch cụ thể để đảm bảo cho ASEAN sau 50 năm tồn tại cuối cùng phải đạt được sân chơi khoa học bình đẳng với các vùng và các tổ chức quốc tế tiên tiến khác, nhờ biện pháp quan trọng nhất là có khả năng xây dựng và đào tạo được một thế hệ mới các nhà vật lý.
GS. Siaw Kiang Chou (Thành viên Hội đồng tư vấn của Ủy ban KH&CN ASEAN) đã trình bày tổng quan về các hoạt động của Ủy ban KH&CN ASEAN. Trong 9 tiểu ban, có 3 tiểu ban liên quan đến các khoa học vật lý như Tiểu ban Khoa học vật liệu và Công nghệ, Tiểu ban Đo lường và Vật lý địa cầu và Tiểu ban Công nghệ không gian và ứng dụng.
GS. Siaw Kiang Chou nói về tầm quan trọng của việc tiếp tục theo đuổi các hợp tác quốc tế, các đối thoại với các đối tác quốc tế như đã được thực hiện từ những ngày đầu tiên của ASEAN. Ông đã chỉ ra 4 đột phá chiến lược được xây dựng trong kế hoạch hành động của ASEAN về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (STI) được thực hiện trong giai đoạn 2016-2025.
Bốn đột phá này thúc đẩy các hợp tác trong cùng lĩnh vực, dịch chuyển tài năng, tính kết nối và tính tổng thể, nhận thức công chúng về những vấn đề liên quan đến Khoa học, Công nghệ và Đổi mới. Hơn nữa, cũng có quỹ Khoa học, Công nghệ và Đổi  mới   ASEAN để có thể cung cấp kinh phí cho các dự án xứng đáng.
Phần còn lại của buổi sáng đã được sử dụng để Hội nghị rà soát tỷ mỷ Điều lệ đã đề xuất với sự tham gia của các nước thành viên, Hội nghị đã đưa ra lịch trình tốt nhất cho AFPS và đảm bảo sự phát triển bền vững, không lặp lại các sai sót của các tổ chức trong vùng trước đây.
Việc ký kết lịch sử của Điều lệ đã xác lập được bản ghi nhớ giữa các nước thành viên của cộng đồng vật lý ASEAN, nó dẫn đến những sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các chương trình đào tạo, tổ chức định kỳ các hội nghị khoa học để thúc đẩy nghiên cứu chất lượng cao trong vùng, và tổ chức quản lý các ưu tiên phát triển và nghiên cứu. 
Trong buổi thành lập chính thức AFPS, có sự tham gia và chứng kiến của nhiều nhà khoa học của CERN và một số viện khoa học khác trong khu vực, nhân dịp đến tham dự Hội thảo ASEAN Workshop on Frontier of Physics 2017./.

 

Tác giả bài viết: Hội Vật Lý Việt Nam

Nguồn tin: Hội Vật Lý

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vpshvl.org là vi phạm bản quyền
 Từ khóa: hội nghị, tin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây