HỘI NGHỊ CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ HẠT NHÂN - NHEP

Thứ hai - 01/05/2017 21:23
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Vật lý Việt Nam (196t6 - 2016), Hội Hạt nhân Việt Nam (VNS) thuộc Hội Vật lý Việt Nam đã phối hợp với các đối tác trong nước tiến hành tổ chức Hội nghị chuyên ngành về "Vật lý hạt nhân, Vật lý năng lượng cao và các vấn đề liên quan"-NHEP-2016
HỘI NGHỊ CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ HẠT NHÂN - NHEP
image034
Quang cảnh chung của Hội nghị chuyên ngành NHEP-2016
Hội nghị đã diễn ra trong cả ngày 5 tháng 11 năm 2016 tại Hội trường Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Hội nghị đã vinh dự đón GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch danh dự Hội Vât lý Việt Nam tham dự và phát biểu đánh giá về sự phát triển của Vật lý hạt nhân nước ta, động viện khí thế làm việc và gợi mở phương hướng nghiên cứu trong những năm tới nhằm thực hiện Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt.
Tại hội nghị gần 50 báo cáo đã được trình bày trong một phiên toàn thể và bốn tiểu ban về các kết quả nghiên cứu khoa học cũng như triển khai ứng dụng công nghệ hạt nhân những năm gần đây trong các lĩnh vực: Vật lý hạt nhân và Công nghệ máy gia tốc,Vật lý lò phản ứng hạt nhân và Năng lượng hạt nhân, Vật lý hạt cơ bản và Vật lý năng lượng cao, Kỹ thuật hạt nhân và An toàn bức xạ, hạt nhân. Gần 100 cán bộ nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu và trường đại học trong cả nước đã tham dự. Hội nghị đã đặc biệt tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ trình bày những kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng mới nhất của công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau.
Về Vật lý hạt nhân cơ bản: Nghiên cứu VLHN cơ bản được tiến hành chủ yếu tại Viện Vật lý, Viện KH&KTHN, Viện NCHN Đà Lạt, ĐHKHTN Tp. HCM và ĐHKHTH Hà Nội. Lý thuyết hạt nhân chủ yếu tập trung vào trường trung bình tự phù hợp của vật chất hạt nhân và tán xạ nucleon - hạt nhân; Nghiên cứu trường trung bình của tán xạ đàn hồi của C12 với C12 ở vùng năng lượng thấp, tốc độ phản ứng tổng hợp của chúng và cơ chế trao đổi cluster, Mẫu folding G- ma trận vi mô cho thế quang học nucleon; Phương pháp QRPA mô tả các trạng thái cộng hưởng khổng lồ của các hạt nhân Mo92 và Zr92. Các nghiên cứu về cấu trúc và cơ chế phản ứng hạt nhân thực nghiệm được thực hiện chủ yếu dựa trên các máy gia tốc của các trung tâm quốc tế lớn ở Pháp, CHLB Đức, LB Nga,
Nhật Bản và Hàn Quốc. Các hướng nghiên cứu chính bao gồm phản ứng hạt nhân với ion nặng để phát hiện các cấu trúc mới, các mức cộng hưởng trong các hạt nhân nhẹ giàu neutron, xác định tiết diện truyền nucleon của các hạt nhân nhẹ trong tương tác với hạt nhân nặng, Phổ gamma phát xạ trên đường bay của Fe67'68 qua phản ứng với proton; Phản ứng quang hạt nhân và quang phân hạch trong và trên vùng cộng hưởng lưỡng cực khổng lồ để’ xác định cấu trúc và các đặc trưng của phản ứng cũng như các hiệu ứng về kênh phản ứng, sự phụ thuộc năng lượng và xung lượng, cấu hình nucleon, spin của các trạng thái đồng phân...; Phản ứng với neutron nhiệt và năng lượng thấp để’ xác định cấu trúc và mật độ mức hạt nhân qua kỹ thuật trùng phùng gamma-gamma và Số liệu hạt nhân liên quan đến năng lượng hạt nhân.
image039
GS. VS. Nguyễn Vân Hiệu phát biểu với Hội nghị
Về Vật lý hạt cơ bản và Vật lý nởng lượng cao: Các nghiên cứu bao gồm Gauge and Higgs sectors in SU(2) X SU(2)2 X U(1)Y model with lepton-flavour non-universality, Tìm hiểu khả năng giải thích cơ học lượng tử trong mô hình không gian-thời gian- vật chất, Khả năng tạo ra Hyperon Q trong va chạm proton-proton tại năng lượng 8 TeV, Áp dụng thuật toán bộ lọc Kalman trong vật lý năng lượng cao.
Về Vật lý lò phản ứng hạt nhân và Nởng lượng hạt nhân: Các báo cáo đã đề cập đến những vấn đề rất thiết thực như liên quan đến nhà máy điện hạt nhân dự kiến xây dựng tại Việt Nam như Phân tích động học lò phản ứng hạt nhân VVER-1000/V392 bằng một mô hình kết hợp động học và thủy nhiệt đơn giản hóa, Phân tích nhiệt đối với thanh nhiên liệu sửdụng trong lò VVER-1200, Tối ưu nạp tải nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân VVER và xác định độ giâu nhiên liệu hạt nhân bằng cách sử dụng detector Hpge planar, Nghiên cứu dòng neutron và chum tia gamma trong thùng áp suất của lò VVER.
Về Thiết bị hạt nhân: Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố hình học nguồn đến xác định bề dày lớp chết của đầu dò HPGe sử dụng mô phỏng Monte-Carlo và thực nghiệm, So sánh các thuật toán phân biệt neutron - gamma kỹ thuật số với detector nhấp nháy,
Hiệu quả phân biệt xung neutron - gamma với đầu dò nhấp nháy nhỏ, Nghiên cứu đáp ứng của bức xạ vũ trụ lên đầu dò NaI(Tl) (7,6 cm x 7,6 cm) trong vùng năng lượng từ 0.2 MeV đến 50 MeV, Nghiên cứu chế tạo thiết bị quan trắc và cảnh báo phóng xạ, Phát triển các hệ thống trigger, daq cho các hệ đo ghi nhận bức xạ hạt nhân sử dụng công nghệ nhúng FPGA, Thiết kế và chế tạo hệ phổ kế trùng phùng gamma-gamma sử dụng ADC lấy mẫu tần số cao và kỹ thuật DPP, Mô phỏng máy gia tốc tuyến tính sử dụng Monte-Carlo Code EGSNRC, Xác định hệ số chuyển đổi hiệu suất theo độ cao, mật độ và thành phần mẫu đất dạng trụ đo trên hệ phổ kế gamma đầu dò HPGe bằng mô phỏng Monte-Carlo và thực nghiệm, Xác định hiệu suất ghi của đầu dò pips (A1200-37Am) trong một hệ phổ kế Alpha, Kết quả đo đạc ban đầu trên hệ quét gamma phân đoạn, Tìm phân bố hoạt độ của ảnh PET ở mức VOXEL bằng phần mềm CARIMAS.
image043
GS. TS. Trân Đức Thiệp, Chủ tịch Hội hạt nhân Việt Nam trao giải thưởng cho hai báo cáo tốt nhất

Về kỹ thuật hạt nhân Các hướng chính là Kỹ thuật phân tích hạt nhân và đánh giá an toàn bức xạ, hạt nhân. Kỹ thuật phân tích hạt nhân đề cập đến Nghiên cứu chế tạo bộ lọc hạt tích điện bằng từ trường cho hệ phân tích PIXE và sự ổn định của hệ phân tích PIXE trên máy gia tốc Pelletron, Một số kết quả ứng dụng phương pháp trùng phùng gamma - gamma trong phân tích kích hoạt neutron, Nghiên cứu ảnh hưởng của Barium đến quá trình chuẩn bị mẫu Radium bằng phương pháp phổ Alpha. Các báo cáo về an toàn bức xạ bao gồm các vấn đề như Không thể dùng PTV để đánh giá phân bố liều của CTV trong xạ trị điều biến cường độ chùm proton, Nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu xạ gamma đến giá trị năng lượng bẫy từ đường cong nhiệt phát quang, Sử dụng phương pháp Monte-Carlo để xác định thông lượng neutron và liều tương đương từ phản ứng quang hạt nhân trong máy gia tốc xạ trị Varian CX, Ứng dụng phần mềm Gamos để tính liều trong y học hạt nhân, Định lượng thâm nhập dài hạn của I131 qua đường hít thở từ phép lấy mẫu khí kết hợp với thu nhận vi môi trường- thời gian bằng điện thoại, Nghiên cứu trường chuẩn liều neutron sử dụng nguồn Cf252 tại Việt Nam. Một hướng nghiên cứu khác là kỹ thuật hạt nhân trong điều tra phóng xạ môi trường thể hiện trong các báo cáo như Tổng hoạt độ phóng xạ alpha và beta trong các mẫu bụi và nước mưa tại một số địa điểm thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Phân bố nồng độ phóng xạ của Radon theo độ sâu và sự khuếch tán Radon trong đất.
Có thể’ nói Hội nghị chuyên ngành về "Vật lý hạt nhân, Vật lý năng lượng cao và các vấn đề liên quan"- NHEP-2016 đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã phản ánh khá đầy đủ các kết quả về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của Vật lý hạt nhân ở nước ta trong thời gian 5 năm gần đây. Các báo cáo đều là những nghiên cứu về Vật lý hạt nhân hiện đại và ứng dụng thiết thực của công nghệ hạt nhân trong đời sống. Hội nghị đã có sự tham gia rất đông đảo của cộng đồng hạt nhân trong cả nước, đặc biệt là các cán bộ trẻ. Hội nghị đã chọn được hai báo cáo tốt nhất để’ trao giải thưởng. Các báo cáo sẽ được lựa chọn và phản biện để’ đăng trong tạp chí quốc gia Communications in Physics.
Ban tổ chức Hội nghị chân thành cám ơn Hội Vật lý Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công việc tổ chức Hội nghị và xin nhiệt liệt cám ơn GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch danh dự Hội Vật lý Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và PGS.TS. Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh đã tài trợ tài chính góp phần thành công của Hội nghị.




 

Tác giả bài viết: Trần Đức Thiệp

Nguồn tin: Hội Vật Lý

 Từ khóa: tin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây