PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ NANÔ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH VIỆN CÔNG NGHỆ NANÔ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thứ hai - 03/04/2017 17:10
Ngày 25 tháng 11 năm 2016 Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã ký quyết định số 1261/QĐ-ĐHQG chuyển đổi Phòng thí nghiệm Công nghệ Nanô LNT trực thuộc Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh thành Viên Công nghệ Nanô INT trực thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ NANÔ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH VIỆN CÔNG NGHỆ NANÔ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Viện trưởng INT là Phó Giáo sư Tiến sĩ Đặng Mậu Chiến, hai Phó Viện trưởng INT là Đoàn Đức Chánh Tín và Đặng Thị Mỹ Dung.
Các đơn vị nghiên cứu, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ của INT bao gồm:
1)  Phòng thí nghiệm Vật liệu và Công nghệ in phun
2)  Phòng thí nghiệm Cảm biến môi trường
3)  Phòng thí nghiệm Vật liệu và Linh kiện quang điện tử.
4)  Phòng thí nghiệm Pin nhiên liệu
5)  Phòng thí nghiệm Vật liệu nanô và ứng dụng
6)  Phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm
7)  Phòng thí nghiệm liên kết chế tạo thiết bị khử khuẩn và xử lý môi trường
8)  Phòng thí nghiệm liên kết ứng dụng công nghệ nanô xử lý trái cây xuất khẩu.
image096
Hai tòa nhà làm việc của Viện Công nghệ Nanô

Cơ sở vật chất kỹ thuật của INT bao gồm:
 
image099
Phòng sạch 200m2 với tiêu chuẩn quốc tế (cấp độ sạch từ 100.000 -1.000)
 
image101
Phòng vàng cho quy trình quang khắc trong phòng sạch
image103
image109
Lò khuếch tán sử dụng công nghệ LPCVD trong phòng sạch
image107
Module cho quá trình xử lý nhiệt (oxy hóa/ủ), mạ điện và cắt chip trong phòng sạch
image111
Nhãn
 
image115
Cụm thiết bị khắc ướt và đánh giá trong phòng sạch
image117
Cụm thiết bị in phun siêu mịn trong phòng sạch thuộc PTN Vật liệu và Công nghệ in phun
image120
Nhãn
image122
Kính hiển vi chụp ảnh 3D trong phòng sạch thuộc PTN Vật liệu và Công nghệ in phun
image125
Các thiết bị đánh giá Pin nhiên liệu oxit rắn (dạng cell đơn và stack) của PTN Pin nhiên liệu
image127
Các thiết bị đánh giá vật liệu của PTN Pin nhiên liệu
image129
Các thiết bị chế tạo SOFC của PTN Pin nhiên liệu
image131
Thiết bị FE-SEM trong PTN Pin nhiên liệu
image133
Các thiết bị chế tạo và đánh giá pin mặt trời tấm pin mặt trời của PTN Vật liệu và Linh kiện quang điện tử
image138
Nhãn
image135
Phòng phân tích cấu trúc, đánh giá tính chất vật liệu (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: SEM, STM, AFM, Micro Raman)
Sự liên kết với các địa phương ĐBSCL đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất nông nghiệp
Trong Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), các nhóm nghiên cứu của INT đã đặt trọng tâm hướng đến ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp. Trong năm 2012, INT đã phối hợp với đoàn chuyên gia đến từ CEA-LETI-MINATEC, Cộng hòa Pháp tổ chức Hội thảo chuyên đề MINATEC 2012 (12/2012) với chủ đề "Ứng dụng hệ thống cảm biến nano trong phòng ngừa bệnh tôm".
Để’ mua thiết bị này, LNT đã đưa "Rùa nước" đến công ty Việt Úc để’ đo thử nghiệm và đại diện lãnh đạo công ty Việt Úc đồng ý đặt hàng với yêu cầu cải tiến một số tính năng của thiết bị cho phù hợp với điều kiện sản xuất và khai thác của Công ty.
 
image140
Ảnh chụp thử nghiệm "Rùa nước" tại công ty Việt Úc, TP. Bạc Liêu
Sau khi dự án do IPP giai đoạn 2 tài trợ kết thúc, LNT vẫn tiếp tục cải tiến, thêm một số tính năng cho hệ thống cảm biến nano như: kích thước gọn nhẹ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn, có thể di chuyển, sử dụng năng lượng mặt trời và có bộ định vị GPS.
HỘI THẢO WANA 2016
Hội thảo WANA 2016 với chủ đề Ứng dụng Sản phẩm Công nghệ cao trong Nông nghiệp" được INT kết hợp với Trường Đại học Kyushu, Nhật Bản và Văn phòng Chương trình Tây Nam Bộ - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vào ngày 20/12/2016 tại tỉnh Bến Tre. Hội thảo đã thu hút hơn 170 khách tham dự. Đây là lần thứ 2 hội thảo WANA có sự tham gia của các GS. Đến từ ĐH Kyushu, Nhật Bản và các công ty Nhật Bản tham gia dự án SATREPS, sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ụiCA) tài trợ “Nghiên cứu xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi thành náng lượng điện thông qua pin nhiên liệu rắn thế hệ mới - góp phân phát triển bền vững vùng Đổng bằng Sông Cửu Long".
image142
Ảnh chụp Hội thảo WANA 2016
image144
Nhãn
image146
Ảnh chụp Hội thảo WANA 2016
Hội thảo đã giới thiệu và quảng bá rộng rãi các sản phẩm nghiên cứu của dự án SATREPS. Trong Hội thảo 2 GS đến từ ĐH Kyushu đã giới thiệu tổng quan về dự án, một số kết quả nghiên cứu từ dự án. Bên cạnh đó INT giới thiệu hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động do Viện Công nghệ Nano - ĐHQG TP. HCM chế' tạo đến các cơ quan, doanh nghiệp và nông dân tại các tỉnh ĐBSCL. Đây là giải pháp trước mắt do INT đưa ra để tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn của các tỉnh ĐBSCL.
Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tự động được tích hợp đầu dò cảm biến chuyên dụng để’ theo dõi và cảnh báo độ mặn của nước trên kênh rạch hoặc cửa biển nhằm chủ động cho việc tưới tiêu, nuôi trồng thủy hải sản và sinh hoạt.
Hệ thống hoạt động 24/24 để cập nhật liên tục và đặc biệt khả năng kết nối không dây đến các thiết bị ngoại vi khác như điện thoại di động để cảnh báo khi độ mặn vượt ngưỡng, kích hoạt máy bơm nước vào ao trữ hay tưới tiêu trực tiếp khi độ mặn dưới ngưỡng
an toàn.
Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tự động này đã được đăng ký "Kiểu dáng Công nghiệp" và "Giải pháp hữu ích" tại Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ KH&CN.
 
image150
Nhãn
Cũng trong chiều ngày 20/12/2016, Viện trưởng INT đã cùng với đại diện ĐHQG-HCM, JICA, Đại học Kyushu, đại diện Bộ KH&CN, đại diện tỉnh Bến Tre và Giám đốc Công ty Hoàng Vũ cắt băng khánh thành Phòng thí nghiêm trình diễn của Dự án SATREPS tại Công ty Hoàng Vũ, Bình Đại, Bến Tre với sự chứng kiến của khoảng 100 khách tham dự. Trong dự án này, INT phối hợp cùng với ĐH Kyushu và các công ty Nhật bản tham gia dự án đã xây dựng khu vực thử nghiệm tại công ty Hoàng Vũ với nhiều thiết bị máy móc hiện đại nhập từ Nhật Bản tài trợ bởi JICA. Đây là nơi các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong nước và các chuyên gia Nhật Bản thực hiện các thực nghiệm để chứng minh mô hình của dự án là có thể ứng dụng trong thực tế.
 
image154
Nhãn
image156
Khách tham dự tham quan PTN trình diễn Dự án SATREPS
image152
Ảnh chụp buổi lễ cắt bàng khánh thành PTN trình diễn Dự án SATREPS
 
image148
Ảnh chụp Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tự động được thiết kế và chế tạo tại INT
Ngoài ra, INT cũng phát triển Hệ thống giám sát và điều khiển môi trường dựa trên nền tảng mạng cảm biến không dây cho nhà kính, trang trại nấm, các kho chứa thóc gạo. Hệ thống theo dõi điều kiện môi trường nhà kính, trại nấm, kho chứa thóc gạo, truyền và lưu trữ dữ liệu qua mạng không dây, xử lý và cảnh báo khi điều kiện môi trường vượt quá ngưỡng cho phép, hệ thống điều khiển các thiết bị để’ tái lập môi trường tối ưu cho quá trình canh tác.
 

Tác giả bài viết: Đoàn Đức Chánh Tín

Nguồn tin: Hội Vật Lý

 Từ khóa: hoạt động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây