Bài giảng đại chúng: Einstein, Oppenheimer và Vật lý sao Neutron

Thứ hai - 27/05/2024 23:40
Bài giảng đại chúng với chủ đề: “EINSTEIN, OPPENHEIMER, … VÀ VẬT LÝ SAO NEUTRON”. Diễn giả là GS.TS. Đào Tiến Khoa
GS.TS. Đào Tiến Khoa, diễn giả buổi nói chuyện – bài giảng đại chúng
GS.TS. Đào Tiến Khoa, diễn giả buổi nói chuyện – bài giảng đại chúng
Ngày 01/3/2024, Hội Vật lý Việt Nam và Viện Vật lý phối hợp tổ chức Bài giảng đại chúng với chủ đề: “EINSTEIN, OPPENHEIMER, … VÀ VẬT LÝ SAO NEUTRON”. Diễn giả là GS.TS. Đào Tiến Khoa, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.
 
1
 
2

GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam phát biểu khai mạc Bài giảng đại chúng.
 
3

Các đại biểu tham dự đang hứng thú nghe phát biểu của GS. Nguyễn Quang Liêm
 
Phát biểu khai mạc Bài giảng đại chúng, GS.TS. Nguyễn Quang Liêm, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam cho biết, trong thời gian vừa qua, Hội Vật lý Việt Nam đã tổ chức rất tốt chuỗi bài giảng đại chúng về vật lý, thông qua chuỗi bài giảng này, các nhà vật lý đã biến những kiến thức vật lý chuyên môn rất khó thành dưới ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu cho công chúng. GS.TS. Nguyễn Quang Liêm cho rằng đóng góp của Vật lý nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung vào sự phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước là hết sức quan trọng. Trong thời gian tới, Hội Vật lý Việt Nam sẽ có chương trình mời các nhà vật lý đã thành danh đi giảng dạy, truyền đạt kiến thức vật lý cho học sinh tại các trường phổ thông, từ đó khơi dậy tinh thần đam mê học tập vật lý cho thế hệ trẻ.
 
5

Trong phần trình bày bài giảng của mình, GS. Đào Tiến Khoa đã giới thiệu tóm tắt về những phát minh nền tảng của Albert Einstein, Robert Oppenheimer và một số tên tuổi lớn khác trong lịch sử vật lý hiện đại có liên quan gián tiếp và trực tiếp đến sao neutron, đối tượng vật lý kích thước siêu nhỏ trong vũ trụ với bán kính ~10 km mà lại có mật độ vật chất siêu cao, lên đến gần tỷ tấn/cm3. Bài giảng hết sức lôi cuốn với các vấn đề vật lý hiện đại được diễn đạt trong ngôn ngữ đại chúng dễ hiểu cho các bạn trẻ yêu vật lý, đặc biệt là vật lý thiên văn hạt nhân, cũng như các đồng nghiệp quan tâm.
 
Một trong các nội dung của bài nói chuyện liên quan đến những đóng góp quan trọng cho Vật lý hiện đại của Robert Oppenheimer: mô hình vật lý đầu tiên đưa ra năm 1939 cho sao neutron (được phát hiện gần 30 năm sau) cũng như sự tiên đoán ngay trong năm đó về sự tồn tại của lỗ đen (chỉ được khẳng định qua các quan sát thiên văn hiện đại trong những năm 9x).
 
6

Dựa trên một số chi tiết từ bộ phim của Hollywood “Oppenheimer”sản xuất năm 2023 (có tới 13 đề cử Oscar 2024), GS. Đào Tiến Khoa đã truyền tải lại về một giai đoạn phát triển đột phá của vật lý hiện đại trong những năm 3x-4x của thế kỷ 20. Giai đoạn mà nhân loại đang ở trong thế chiến thứ 2 và những phát minh vật lý hạt nhân trong giai đoạn đó đã có đóng góp quan trọng vào cán cân giữa các phe tham chiến. Điển hình là chương trình gấp rút chế tạo bom hạt nhân của Mỹ mà người chủ trì dự án là Robert Oppenheimer (dự án Manhattan).

Qua bài giảng theo lối kể chuyện lịch sử, diễn giả đã lồng ghép các nội dụng vật lý, phân tích đánh giá những đóng góp quan trọng cho khoa học của một số nhà bác học đã xuất hiện qua vai một số nhân vật của bộ phim truyện Oppenheimer. Ngoài ra, GS.TS. Đào Tiến Khoa cũng nhắc đến 2 bài báo trình bày mô hình vật lý đầu tiên cho sao neutron và sự hình thành của lỗ đen trong vũ trụ công bố cách đây đúng 85 năm.

 
7

Tại sự kiện, các nhà khoa học và các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi, trao đổi, thảo luận sôi nổi về chủ đề Vật lý sao Neutron.
 
gslien
 
Trao đổi tại sự kiện, GS. Nguyễn Văn Liễn cho biết nguồn gốc của từ trường mạnh của sao Neutron trước đây cho rằng là do bảo toàn của “từ thông” nhưng điều này không đúng. GS. Liễn cũng chia sẻ quan điểm rằng “Việc chế tạo bom nguyên tử không phải là gây chiến tranh mà thực chất việc này lại đem lại hòa bình cho thế giới, bởi vì kể từ khi có bom nguyên tử thì các nước đều phải kiềm chế không “dám” đem ra sử dụng vì sức hủy diệt khủng khiếp của nó

Một số hình ảnh trong buổi nói chuyện – bài giảng đại chúng

11
13
12
10

8
8

Nguồn tin: Đào Hữu Hảo (dhhao@isi.vast.vn) Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây