Hội nghị “Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trong Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020”
- Thứ ba - 18/04/2017 12:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhằm thực hiện Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 24/3/2015 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020, sáng 14/4/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Hội Vật lý Việt Nam đã tổ chức Hội nghị "Đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia trong Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020".
Tham dự Hội nghị có Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên Lê Quang Thành; GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu; GS.TS. Nguyễn Đại Hưng, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam cùng đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Bộ Quốc phòng, 02 Đại học Quốc gia, Hội Vật lý Việt Nam, đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu vật lý và đông đảo các nhà khoa học vật lý của Việt Nam.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020 là thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012, Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 418/QĐ–TTg ngày 11/4/2012, trong đó đã xác định “Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu trong một số lĩnh vực khoa học tự nhiên mà Việt Nam có lợi thế. Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển Vật lý Việt Nam đến 2020”.
Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 24/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định 04 mục tiêu cụ thể :
- Nâng cao tiềm lực KH&CN trong lĩnh vực vật lý, kết hợp đào tạo chất lượng cao với nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Phấn đấu đến năm 2020 vật lý nước ta được xếp vào hàng các nước tiên tiến trong khu vực.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên vật lý các trường đại học trong cả nước, thu hút và đào tạo các nhà vật lý trẻ tuổi tài năng. Bảo đảm đến năm 2020 hình thành được đội ngũ giảng viên vật lý có trình độ cao ở các trường đại học, cao đẳng, trong đó tỷ lệ giảng viên vật lý có bằng tiến sĩ ở khoa vật lý của các trường đại học trọng điểm đạt trên 50%.
- Phát triển các hướng nghiên cứu vật lý có thế mạnh của Việt Nam để nhanh chóng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Nâng cao trình độ, vị thế của vật lý Việt Nam trên trường quốc tế. Đến năm 2020, phấn đấu tăng số công trình công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (thuộc danh mục ISI) bình quân đạt 30%/năm. Hình thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo vật lý tiên tiến được quốc tế công nhận.
- Triển khai nghiên cứu một số hướng vật lý hiện đại, làm nòng cốt cho sự phát triển một số lĩnh vực khoa học công nghệ đa ngành, ứng dụng các thành tựu của vật lý vào sản xuất và đời sống. Gắn kết các nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng.
Tại Hội nghị, Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên đã giới thiệu các văn bản có liên quan đến việc xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia trong Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020: (1) Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 24/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình; (2) Quyết định số 677/QĐ-BKHCN ngày 08/4/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN Phê duyệt định hướng nghiên cứu ưu tiên ngành vật lý; (3) Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng Ngân sách Nhà nước.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020 là thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012, Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 418/QĐ–TTg ngày 11/4/2012, trong đó đã xác định “Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu trong một số lĩnh vực khoa học tự nhiên mà Việt Nam có lợi thế. Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển Vật lý Việt Nam đến 2020”.
Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 24/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định 04 mục tiêu cụ thể :
- Nâng cao tiềm lực KH&CN trong lĩnh vực vật lý, kết hợp đào tạo chất lượng cao với nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Phấn đấu đến năm 2020 vật lý nước ta được xếp vào hàng các nước tiên tiến trong khu vực.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên vật lý các trường đại học trong cả nước, thu hút và đào tạo các nhà vật lý trẻ tuổi tài năng. Bảo đảm đến năm 2020 hình thành được đội ngũ giảng viên vật lý có trình độ cao ở các trường đại học, cao đẳng, trong đó tỷ lệ giảng viên vật lý có bằng tiến sĩ ở khoa vật lý của các trường đại học trọng điểm đạt trên 50%.
- Phát triển các hướng nghiên cứu vật lý có thế mạnh của Việt Nam để nhanh chóng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Nâng cao trình độ, vị thế của vật lý Việt Nam trên trường quốc tế. Đến năm 2020, phấn đấu tăng số công trình công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (thuộc danh mục ISI) bình quân đạt 30%/năm. Hình thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo vật lý tiên tiến được quốc tế công nhận.
- Triển khai nghiên cứu một số hướng vật lý hiện đại, làm nòng cốt cho sự phát triển một số lĩnh vực khoa học công nghệ đa ngành, ứng dụng các thành tựu của vật lý vào sản xuất và đời sống. Gắn kết các nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng.
Tại Hội nghị, Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên đã giới thiệu các văn bản có liên quan đến việc xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia trong Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020: (1) Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 24/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình; (2) Quyết định số 677/QĐ-BKHCN ngày 08/4/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN Phê duyệt định hướng nghiên cứu ưu tiên ngành vật lý; (3) Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng Ngân sách Nhà nước.
Hội nghị đã thảo luận để xác định đề xuất các nhiệm vụ cụ thể triển khai Chương trình trong năm 2017 và giai đoạn đến năm 2020 theo 07 định hướng nghiên cứu cơ bản định hướng ưu tiên trong Quyết định số 677/QĐ-BKHCN ngày 08/4/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.