ABRAM FODOROVICH IOFFE
- Thứ bảy - 12/08/2017 23:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Abram Fodorovich (Fyodorovich) Ioffe (tiếng Nga: Абрам Фёдорович Иоффе) sinh ngày 17 (29) Tháng 10 năm 1880 tại Romny, tỉnh Poltava - mất ngày 14 tháng 10 năm 1960 tại Leningrad, Liên Xô (nay là Saint Petersburg, Liên bang Nga) hưởng thọ 79 tuổi.
Ông là nhà Vật lý nổi tiếng Liên Xô (và Liên bang Nga), Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1920), Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa (1955), giải thưởng Stalin (1942), giải thưởng Lenin (truy tặng, 1960). Là chuyên gia về Điện từ, Quang học, Tinh thể, Vật lý ảnh hưởng cao, Nhiệt điện và Quang điện, ông thành lập các phòng thí nghiệm nghiên cứu về Phóng xạ, Siêu dẫn và Vật lý Hạt nhân, một số phòng thí nghiệm đã trở thành các viện nghiên cứu độc lập.
Ông là người sáng lập trường phái khoa học hiện đại, gồm các nhà Vật lý nổi tiếng Liên Xô:
- Aleksandr Vasilyevich Aleksandrov (1883÷1946),
- Pyotr Leonidovich Kapitsa (1894÷1984),
- Isaak Konstantinovich Kikoin (1908÷1984),
- Igor Vasilyevich Kurchatov (1903÷1960),
- Yakov Ilich Frenkel (1894÷1952),
- Nikolai Nikolayevich Semyonov (1896÷1986),
TIỂU SỬ VÀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
Sau khi tốt nghiệp Viện Công nghệ Saint Petersburg (1902), ông đã dành hai năm làm trợ lí cho Wilhelm Conrad Röntgen (1845÷1923) trong phòng thí nghiệm Munich.
Từ năm 1906, A.F. Ioffe làm việc tại Học viện Bách khoa Saint Petersburg (từ năm 1924, gọi là Leningrad), nơi ông trở thành giáo sư.
Năm 1911, ông (độc lập với Robert Andrews Millikan, 1868÷1953) xác định điện tích Electron, sử dụng vi hạt tích điện của các kim loại cân bằng trong điện trường chống lại lực hấp dẫn (xuất bản năm 1913).
Năm 1913, ông đạt danh hiệu Thạc sĩ Triết học (Magister of Philosophy).
Năm 1915 là Tiến sĩ Vật lý.
Năm 1918, ông thành lập và phụ trách Khoa Vật lý và Công nghệ, Viện Tia X và Phóng xạ (Roentgenology and Radiolo-gy), chính là Viện Vật lý - Kĩ thuật Lenin-grad (LPTI), nơi ông là Giám đốc (1921), Sau này Viện mang tên A. F. Ioffe.
Thành tích của A. F. Ioffe là tạo ra môi trường Vật lý Liên Xô ở phạm vi thế giới, mở đầu bằng Hội thảo về Vật lý (1916) thu hút các nhà khoa học trẻ thuộc Viện Đại học Bách khoa và Đại học Saint Pe-tersburg, nhanh chóng trở thành đối tác thân thiết trong tổ chức của Viện Vật lý Kĩ thuật.
Ông là thành viên thông tấn (1918) và thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (1920).
Ông là Chủ tịch Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của các ngành công nghiệp Petro-grad (1919÷1923), là Chủ tịch Hiệp hội các nhà vật lý toàn - Nga (1924÷1930), là Giám đốc Viện AgroPhysical (1932).
Theo đề nghị của ông, Viện Vật lý - Kĩ thuật được thành lập tại các thành phố công nghiệp lớn: Kharkov, Dnepropetro-vsk, Sverdlovsk, và Tomsk (từ 1929).
Vào đầu những năm 1930, do nhu cầu cấp bách của Lực lượng Phòng không Không quân Hồng quân về phương tiện phát hiện máy bay xâm phạm không phận, một số Viện đã nghiên cứu kĩ thuật Định vị Vô tuyến điện (RadioLokatory RadioLocation). A.F. Ioffe tổ chức hội nghị của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (tháng 1-1934) để đánh giá công nghệ này, sau đó xuất bản một báo cáo, thông tin cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới về khoa học và công nghệ Radar.
Ông là một trong những người khởi xướng Hội các nhà khoa học tại Lenin-grad (1934).
Vào lúc bắt đầu Đại chiến Thế giới lần thứ 2, ông là Chủ tịch Ủy ban Công nghệ Quân sự của Leningrad (1942) cùng lúc Dự án Bom Nguyên tử Liên Xô bắt đầu (1942), A.F. Ioffe được yêu cầu hướng dẫn kĩ thuật dự án, nhưng ông đã từ chối vì lí do tuổi cao, và giới thiệu nhà khoa học trẻ tuổi I.V. Kurchatov phụ trách phòng thí nghiệm hạt nhân đầu tiên.
Trong những năm 1952÷1954 ông đứng đầu Phòng thí nghiệm Chất Bán dẫn của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, tổ chức lại thành Học viện Bán dẫn (1954). Sau khi ông mất (1960), LPTI được đổi tên thành Viện Vật lý - Kĩ thuật Ioffe, tiếp tục là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Nga.
THÀNH TÍCH VÀ KHEN THƯỞNG
Vì những công lao trong Kháng chiến và Xây dựng đất nước, Viện sĩ Abram Fodorovich Ioffe đã nhận được các danh hiệu và phần thưởng cao quí của Liên Xô, và nước ngoài: Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1920), Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa (1955),3 Huân chương Lenin (1940, 1945, 1955), Giải thưởng Stalin (1942), Giải thưởng Lenin (truy tặng, 1961).
Ông là tác giả công trình thực nghiệm cho Lý thuyết về Ánh sáng (1909÷1913), Vật lý Trạng thái Rắn, Điện môi và Bán dẫn; biên tập viên của nhiều Tạp chí Khoa học, tác giả của nhiều Sách chuyên khảo, giáo khoa và phổ biến khoa học, như "Các khái niệm cơ bản của Vật lý hiện đại" (1949), "Vật lý Bán dẫn" (1957)…
A.F. Ioffe là thành viên của nhiều Viện Hàn lâm Khoa học nước ngoài: Gottin-gen (1924), Berlin (1928), Viện Hàn lâm Mĩ thuật và Khoa học (1929), thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Đức "Leopoldina" (1958), Học viện Khoa học Ý (1959),
A.F. Ioffe là Tiến sĩ danh dự của các Trường Đại học California (1928), Sor-bonne (1945), Graz (1948), Bucharest và Munich (1955).
Miệng Núi lửa trên Mặt trăng, Viện Vật lý - Kĩ thuật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1960), Tàu Nghiên cứu Hải dương học và Nghiên cứu vùng Cực, Tiểu Hành tinh 5222 do Đài Vật lý Thiên văn Crime (Crimean Astrophysical) phát hiện (1980), Máy bay Airbus A320 của Hãng Hàng không Aeroflot, đường phố, quảng trường và Trường trung học… được mang tên A.F. Ioffe.
Tượng đài A.F. Ioffe tại Saint Peters-burg, tượng bán thân A.F. Ioffe tại giảng đường lớn Viện A.F. Ioffe (1964).
Bia kỉ niệm tại tòa nhà Đại học Kĩ thuật Saint Petersburg, ghi dòng chữ: “Tại đây, những năm 1906÷1948, Viện sĩ A.F. Iof-fe là nhà vật lý nổi tiếng, người sáng lập Viện Vật lý - Kĩ thuật”. Bia kỉ niệm tại tòa nhà Viện Ứng dụng Thiên văn, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ghi dòng chữ: “Tại đây, những năm 1952÷1960, Viện sĩ A.F. Ioffe là nhà vật lý nổi tiếng, người sáng lập Viện Bán dẫn, Viện Hàn lâm Khoa học của Liên Xô”.
Nhiều tác phẩm mĩ thuật (tranh ảnh, đồ họa, điêu khắc…) chân dung A.F. Iof-fe của các nghệ sĩ và nhà điêu khắc Len-ingrad.
Ông là tác giả của 2 Bằng sáng chế Hoa Kì về Thiết bị Chuyển ngữ và Hiệu ứng Áp điện.
GIA ĐÌNH
A.F. Ioffe sinh năm 1880 trong một gia đình Do Thái tầng lớp trung lưu ở thị trấn Romny, đế chế Nga (nay thuộc vùng Sumy, Ukraine).Cha ông Fedor Vasiliev-ich là thương gia, Mẹ ông Rasheli Abram-ovny Vaynshteyn là nội trợ.
Ông kết hôn với một phụ nữ không phải Do Thái, khi chuyển đổi sang đạo Luther (1911).
THAM KHẢO
Иоффе, Абрам Фёдорович - ru.wikipedia. org/wiki/Иоффе,_Абрам_Фёдорович Abram Ioffe - en.wikipedia.org/wiki/Abram_ Ioffe
Ông là người sáng lập trường phái khoa học hiện đại, gồm các nhà Vật lý nổi tiếng Liên Xô:
- Aleksandr Vasilyevich Aleksandrov (1883÷1946),
- Pyotr Leonidovich Kapitsa (1894÷1984),
- Isaak Konstantinovich Kikoin (1908÷1984),
- Igor Vasilyevich Kurchatov (1903÷1960),
- Yakov Ilich Frenkel (1894÷1952),
- Nikolai Nikolayevich Semyonov (1896÷1986),
TIỂU SỬ VÀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
Sau khi tốt nghiệp Viện Công nghệ Saint Petersburg (1902), ông đã dành hai năm làm trợ lí cho Wilhelm Conrad Röntgen (1845÷1923) trong phòng thí nghiệm Munich.
Từ năm 1906, A.F. Ioffe làm việc tại Học viện Bách khoa Saint Petersburg (từ năm 1924, gọi là Leningrad), nơi ông trở thành giáo sư.
Năm 1911, ông (độc lập với Robert Andrews Millikan, 1868÷1953) xác định điện tích Electron, sử dụng vi hạt tích điện của các kim loại cân bằng trong điện trường chống lại lực hấp dẫn (xuất bản năm 1913).
Năm 1913, ông đạt danh hiệu Thạc sĩ Triết học (Magister of Philosophy).
Năm 1915 là Tiến sĩ Vật lý.
Năm 1918, ông thành lập và phụ trách Khoa Vật lý và Công nghệ, Viện Tia X và Phóng xạ (Roentgenology and Radiolo-gy), chính là Viện Vật lý - Kĩ thuật Lenin-grad (LPTI), nơi ông là Giám đốc (1921), Sau này Viện mang tên A. F. Ioffe.
Thành tích của A. F. Ioffe là tạo ra môi trường Vật lý Liên Xô ở phạm vi thế giới, mở đầu bằng Hội thảo về Vật lý (1916) thu hút các nhà khoa học trẻ thuộc Viện Đại học Bách khoa và Đại học Saint Pe-tersburg, nhanh chóng trở thành đối tác thân thiết trong tổ chức của Viện Vật lý Kĩ thuật.
Ông là thành viên thông tấn (1918) và thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (1920).
Ông là Chủ tịch Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của các ngành công nghiệp Petro-grad (1919÷1923), là Chủ tịch Hiệp hội các nhà vật lý toàn - Nga (1924÷1930), là Giám đốc Viện AgroPhysical (1932).
Theo đề nghị của ông, Viện Vật lý - Kĩ thuật được thành lập tại các thành phố công nghiệp lớn: Kharkov, Dnepropetro-vsk, Sverdlovsk, và Tomsk (từ 1929).
Vào đầu những năm 1930, do nhu cầu cấp bách của Lực lượng Phòng không Không quân Hồng quân về phương tiện phát hiện máy bay xâm phạm không phận, một số Viện đã nghiên cứu kĩ thuật Định vị Vô tuyến điện (RadioLokatory RadioLocation). A.F. Ioffe tổ chức hội nghị của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (tháng 1-1934) để đánh giá công nghệ này, sau đó xuất bản một báo cáo, thông tin cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới về khoa học và công nghệ Radar.
Ông là một trong những người khởi xướng Hội các nhà khoa học tại Lenin-grad (1934).
Vào lúc bắt đầu Đại chiến Thế giới lần thứ 2, ông là Chủ tịch Ủy ban Công nghệ Quân sự của Leningrad (1942) cùng lúc Dự án Bom Nguyên tử Liên Xô bắt đầu (1942), A.F. Ioffe được yêu cầu hướng dẫn kĩ thuật dự án, nhưng ông đã từ chối vì lí do tuổi cao, và giới thiệu nhà khoa học trẻ tuổi I.V. Kurchatov phụ trách phòng thí nghiệm hạt nhân đầu tiên.
Trong những năm 1952÷1954 ông đứng đầu Phòng thí nghiệm Chất Bán dẫn của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, tổ chức lại thành Học viện Bán dẫn (1954). Sau khi ông mất (1960), LPTI được đổi tên thành Viện Vật lý - Kĩ thuật Ioffe, tiếp tục là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Nga.
THÀNH TÍCH VÀ KHEN THƯỞNG
Vì những công lao trong Kháng chiến và Xây dựng đất nước, Viện sĩ Abram Fodorovich Ioffe đã nhận được các danh hiệu và phần thưởng cao quí của Liên Xô, và nước ngoài: Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1920), Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa (1955),3 Huân chương Lenin (1940, 1945, 1955), Giải thưởng Stalin (1942), Giải thưởng Lenin (truy tặng, 1961).
Ông là tác giả công trình thực nghiệm cho Lý thuyết về Ánh sáng (1909÷1913), Vật lý Trạng thái Rắn, Điện môi và Bán dẫn; biên tập viên của nhiều Tạp chí Khoa học, tác giả của nhiều Sách chuyên khảo, giáo khoa và phổ biến khoa học, như "Các khái niệm cơ bản của Vật lý hiện đại" (1949), "Vật lý Bán dẫn" (1957)…
A.F. Ioffe là thành viên của nhiều Viện Hàn lâm Khoa học nước ngoài: Gottin-gen (1924), Berlin (1928), Viện Hàn lâm Mĩ thuật và Khoa học (1929), thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Đức "Leopoldina" (1958), Học viện Khoa học Ý (1959),
A.F. Ioffe là Tiến sĩ danh dự của các Trường Đại học California (1928), Sor-bonne (1945), Graz (1948), Bucharest và Munich (1955).
Miệng Núi lửa trên Mặt trăng, Viện Vật lý - Kĩ thuật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1960), Tàu Nghiên cứu Hải dương học và Nghiên cứu vùng Cực, Tiểu Hành tinh 5222 do Đài Vật lý Thiên văn Crime (Crimean Astrophysical) phát hiện (1980), Máy bay Airbus A320 của Hãng Hàng không Aeroflot, đường phố, quảng trường và Trường trung học… được mang tên A.F. Ioffe.
Tượng đài A.F. Ioffe tại Saint Peters-burg, tượng bán thân A.F. Ioffe tại giảng đường lớn Viện A.F. Ioffe (1964).
Bia kỉ niệm tại tòa nhà Đại học Kĩ thuật Saint Petersburg, ghi dòng chữ: “Tại đây, những năm 1906÷1948, Viện sĩ A.F. Iof-fe là nhà vật lý nổi tiếng, người sáng lập Viện Vật lý - Kĩ thuật”. Bia kỉ niệm tại tòa nhà Viện Ứng dụng Thiên văn, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ghi dòng chữ: “Tại đây, những năm 1952÷1960, Viện sĩ A.F. Ioffe là nhà vật lý nổi tiếng, người sáng lập Viện Bán dẫn, Viện Hàn lâm Khoa học của Liên Xô”.
Nhiều tác phẩm mĩ thuật (tranh ảnh, đồ họa, điêu khắc…) chân dung A.F. Iof-fe của các nghệ sĩ và nhà điêu khắc Len-ingrad.
Ông là tác giả của 2 Bằng sáng chế Hoa Kì về Thiết bị Chuyển ngữ và Hiệu ứng Áp điện.
GIA ĐÌNH
A.F. Ioffe sinh năm 1880 trong một gia đình Do Thái tầng lớp trung lưu ở thị trấn Romny, đế chế Nga (nay thuộc vùng Sumy, Ukraine).Cha ông Fedor Vasiliev-ich là thương gia, Mẹ ông Rasheli Abram-ovny Vaynshteyn là nội trợ.
Ông kết hôn với một phụ nữ không phải Do Thái, khi chuyển đổi sang đạo Luther (1911).
THAM KHẢO
Иоффе, Абрам Фёдорович - ru.wikipedia. org/wiki/Иоффе,_Абрам_Фёдорович Abram Ioffe - en.wikipedia.org/wiki/Abram_ Ioffe