Hội Vật Lý Việt Nam

https://vpshvl.org.vn


Khoa Vật lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) 60 năm một chặng đường lịch sử

Trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (trước đây là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về đào tạo nguồn nhân lực ngành Vật lý chất lượng cao, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu về Vật lý của Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 60 năm truyền thống Khoa Vật lý - ĐHKHTN (ĐHQGHN) và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất
Nhìn lại chặng đường 60 năm...
Ngày 04/06/1956, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Quyết định số 2183/PC thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cùng 04 trường đại học khác. Hiệu trưởng đầu tiên là GS.NGND. Ngụy Như Kon Tum, một trong những cán bộ đầu tiên của Khoa Vật lý. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (ĐHTH HN) được thành lập với 02 Khoa là Khoa Tự nhiên và Khoa Xã hội. Tổ Vật lý là một đơn vị trực thuộc Khoa Tự nhiên do nhà Toán học, GS. Lê Văn Thiêm, làm Chủ nhiệm Khoa. Mặc dù số lượng cán bộ còn khiêm tốn với tổng số 43 cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất rất khó khăn, Trường ĐHTH HN đã khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 15/10/1956 với 430 sinh viên, trong đó có 62 sinh viên ngành Vật lý.
Ngành Vật lý là ngành đào tạo chủ đạo và truyền
thống ngay từ ngày đầu thành lập trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ba khóa sinh viên đầu tiên được đào tạo theo chương trình đại học 03 năm. Với sự giúp đỡ của 04 chuyên gia Liên Xô là các giáo sư Vật lý đến từ ĐHTH Quốc gia Matxcova mang tên Lomonoxop, ĐHTH Leningrad và ĐHTH Alma Alta, Khoa Vật lý đã xây dựng chương trình đào tạo 4 năm áp dụng từ Khóa 4. Đồng thời đặt nền móng cho các hướng nghiên cứu chuyên ngành mới và thành lập các Bộ môn Vật lý Nguyên tử - Hạt nhân, Vật lý Lý thuyết, Vật lý Quang phổ, Vật lý Đại cương, Vật lý Chất rắn, Vật lý Vô tuyến và Địa Vật lý.
Ngày 22-10-1961, Bộ Giáo dục ra quyết định số 705/QĐ, thành lập Khoa Toán - Lý và GS.TS. Hoàng Tụy là Chủ nhiệm khoa. Sau đó không lâu, năm 1962, Khoa Vật lý được chính thức thành lập và GS.TS. NGUT Nguyễn Hoàng Phương - Tiến sĩ Vật lý đầu tiên của Việt nam, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa.
Năm 1965, khi đế quốc Mỹ đưa quân vào chiến trường miền Nam và tăng cường dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc, thầy và trò Khoa Vật lý đã rời thủ đô sơ tán về nhiều nơi khác nhau như huyện Đại Từ (Thái Nguyên), Đông Anh (Hà Nội), Từ Sơn, Bình Đà... Thầy và trò Khoa Vật lý đã chuyển cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học về các địa điểm sơ tán, xây dựng phòng thí nghiệm, thư viện, bệnh xá, lớp học, nhà ở phù hợp với điều kiện chiến tranh. Công tác dạy và học vẫn được duy trì nề nếp trong điều kiện hết sức khó khăn. Chính trong những giai đoạn này, nhiều cựu SV và cán bộ của Khoa đã trưởng thành vượt bậc và trở thành những cán bộ giảng dạy, nghiên cứu xuất sắc của Vật lý Việt Nam. Trong suốt cuộc kháng chiên chống Mỹ cứu nước của dân tộc, nhiều thế hệ thầy và trò Khoa Vật lý đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, có những Khóa SV nhập ngũ hơn một nửa, nhiều người đã anh dũng hy sinh trong đó có Liệt sỹ Anh hùng các lực lượng vũ trang Hoàng Kim Giao.
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, công tác đào tạo Vật lý chuyển sang một giai đoạn mới. Nhiều ngành và chuyên ngành đào tạo được mở ra cùng với sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức và nhân lực của Khoa như Vật lý Nhiệt, Tin Vật lý và Vật lý tính toán, Vật lý năng lượng cao và Vũ trụ học.
Năm 1997, Khoa Vật lý đã tiên phong triển khai đào tạo Chương trình Cử nhân Khoa học Tài năng ngành Vật lý đầu tiên trong cả nước. Chương trình này tuyển chọn được những học sinh phổ thông xuất sắc đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế về Vật lý hoặc đạt kết quả xuất sắc trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Đến nay, Chương trình đã tuyển sinh được 19 khóa SV với khoảng 200 sinh viên đã tốt nghiệp. Kết quả cho thấy đây là một chương trình có uy tín rất cao trong nước và quốc tế về chất lượng đào tạo. Mô hình của Chương trình Cử nhân Khoa học Tài năng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao, triển khai nhân rộng trong nhiều ngành đào tạo của cả nước.
Để chuẩn bị nhân lực chất lượng cao có trình độ chuyên môn sâu về Khoa học Vật liệu tiên tiến phục vụ cho ngành công nghiệp Linh kiện và thiết bị điện tử tiên tiến, Viễn thông, Công nghệ thông tin... Bộ GDĐT đã giao nhiệm vụ cho Khoa Vật lý là đơn vị đầu tiên trong cả nước đào tạo Ngành Khoa học Vật liệu năm 1997. Năm 1998, Bộ GDĐT tiếp tục tin tưởng giao nhiệm vụ cho Khoa Vật lý đào tạo ngành Công
nghệ Hạt nhân đầu tiên trong cả nước trên cơ sở hơn 40 năm kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về Vật lý Hạt nhân.
Năm 2009, nhằm tiếp cận và hội nhập quốc tế, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa đã hợp tác với Khoa Vật lý, trường Đại học Brown (thuộc nhóm Ivy League, Hoa Kỳ) xây dựng và thực hiện đào tạo đạt chuẩn Quốc tế ngành Vật lý với phần lớn các môn học được các giảng viên của Khoa và các giáo sư Vật lý đến từ Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc giảng dạy bằng tiếng Anh. Năm 2015, Chương trình đào tạo ngành Vật lý của Khoa đã được Tổ chức Kiểm định chất lượng đào tạo của Hiệp hội các Trường Đại học khu vực Đông Nam Á (AUN) tiến hành kiểm định chất lượng và đạt kết quả tốt.
Ngày 14/11/2016, Khoa Vật lý đã ký kết đào tạo bằng kép và trao đổi sinh viên với Đại học Bách Khoa Paris, Cộng hòa Pháp ở bậc đào tạo Cử nhân và Thạc sĩ.
Trong 10 năm trở lại đây, Khoa đã ký hợp tác trao đổi sinh viên với nhiều trường, viện đào tạo danh tiếng trên thế giới như: ĐH Brown (Hoa Kỳ), ĐH Boudoux I, ĐH Bách Khoa Paris,... (CH Pháp), ĐH Osaka, Viện JAIST, Viện NAIST,... (Nhật Bản); Viện KAIST, ĐH Seoul, ĐH Korea, ĐH Sogang, ĐH Hanyang... (Hàn Quốc), ĐH Thanh Hoa, ĐH Giao Thông,... (Đài Loan), ĐH NTU, ĐH NUS (Singapore). Theo đó hàng năm, có khoảng 10 sinh viên của Khoa được đối tác nước ngoài cấp học bổng 100% đi thực tập, trao đổi trong thời gian từ 10 ngày đến 3 tháng.
Từ đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về Vật lý
Trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Vật lý là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về chất lượng và số lượng trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Vật lý chất lượng cao ở bậc đào tạo đại học, sau đại học và đồng thời là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu về Vật lý của Việt nam. Với hàng nghìn Cử nhân, Thạc sỹ (ThS) Vật lý và gần 200 Tiến sỹ (TS) đã tốt nghiệp, Khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên là đơn vị đầu tiên và hàng đầu trong việc đào tạo các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực Vật lý trong suốt 60 năm qua.
Khoa Vật lý là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học (bậc Tiến sĩ Vật lý từ năm 1980, bậc Thạc sĩ Vật lý từ năm 1991). Hiện nay, Khoa đang đào tạo 14 chuyên ngành ở bậc Thạc sỹ và Tiến sỹ: Vật lý Lý thuyết và Vật lý Toán; Vật lý Chất rắn; Vật lý nguyên tử; Vật lý Vô tuyến và Điện tử; Vật lý Nhiệt; Vật lý Địa cầu và Quang học. Trong số 07 chuyên ngành đào tạo bậc TS, Khoa có 05 chuyên ngành thực hiện đào tạo theo Đề án 911 về đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với một đội ngũ cán bộ giảng viên đông đảo về số lượng, có trình độ chuyên môn cao và tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo sau đại học của Khoa luôn được đảm bảo. Trong khoảng gần 10 năm gần đây, hơn 90 % NCS khi bảo vệ Luận án TS đều có công bố trên các tạp chí quốc tế' chuyên ngành trong danh mục ISI. Khoa Vật lý đã đào tạo được gần 200 TS góp phần vào việc xây dựng đội ngũ các nhà khoa học trình độ cao cho đất nước.
Với mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Vật lý ở bậc học phổ thông, Khối Trung học Phổ thông Chuyên Vật lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là bộ môn Chuyên Vật Lý Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập ngày 15/10/1985 theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong suốt 25 năm trực thuộc Khoa Vật lý, Khối phổ thông chuyên Lý đã có những thành tích đào tạo xuất sắc với 32 Huy chương Olympic quốc tế Vật lý, trong đó có 3 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 15 Huy chương Đồng.
Các thế hệ Sinh viên, Học viên cao học và Nghiên cứu sinh của Khoa đã và đang đóng góp tích cực, hiệu quả cho công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều cựu sinh viên và cựu cán bộ của Khoa đã không ngừng nỗ lực học tập trở thành những nhà khoa học có uy tín cao, giữ cương vị quan trọng tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo hàng đầu của đất nước.
Đến cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu Việt Nam
Khoa Vật lý có truyền thống nghiên cứu khoa học từ những ngày đầu thành lập. Các cán bộ của Khoa đã không ngừng nỗ lực vượt qua mọi gian khó trong thời kỳ chiến tranh, trong các giai đoạn đất nước còn khó khăn về kinh tế để’ thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản và ứng dụng tiếp cận các hướng nghiên cứu hiện đại trên thế giới.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập thể cán bộ của Khoa đã tích cực tham gia giải quyết những vấn đề khoa học gắn với nhu cầu thực tế của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cán bộ Khoa Vật lý đã trực tiếp tham gia và đóng góp nhiều kết quả quan trọng như: nghiên cứu về thủy lôi hồng ngoại, tên lửa K13, hệ thống điều khiển máy bay F111, chống bom laser, radar, thông tin liên
lạc... Nhóm nghiên cứu VH1 đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba, nhiều cán bộ Khoa Vật lý được Chính phủ tặng huân chương về thành tích nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
Sau ngày đất nước thống nhất, cán bộ Khoa Vật lý đã trực tiếp chủ trì nhiều đề tài Khoa học cơ bản và KHCN cấp nhà nước. Ngoài ra, cán bộ khoa Vật lý đã thực hiện 03 đề tài Nghị định thư và hàng trăm đề tài cấp Bộ và cấp ĐHQG Hà Nội với nhiều kết quả được ứng dụng trong thực tiễn. Các hướng nghiên cứu của Khoa trải rộng từ: Vật lý lý thuyết và Vật lý toán, Vật lý chất rắn, Khoa học Vật liệu, Vật lý Nhiệt độ thấp, Vật lý Vô tuyến và Điện tử, Vật lý Địa cầu, Quang lượng tử, Vật lý Hạt nhân, Vật lý năng lượng cao và vũ trụ học, Vật lý tính toán, Vật lý Y sinh... Nghiên cứu khoa học cơ bản là thế mạnh truyền thống của Khoa Vật lý. Trong 5 năm gần đây, tập thể cán bộ Khoa Vật lý công bố khoảng 90 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế thuộc hệ thống ISI và trên 60 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước mỗi năm, góp phần quan trọng vào thứ hạng của ĐHQH Hà Nội trên trường quốc tế. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của tập thể thầy và trò khoa Vật lý đã giành được các giải thưởng về KHCN của ĐHQG Hà Nội. Nhóm các nhà Khoa học nữ ở Bộ môn Vật lý Đại cương được trao tặng giải thưởng Kovalepxkaia. Đặc biệt, năm 2005, cụm công trình tiêu biểu trong nghiên cứu về Vật liệu từ tính của nhóm nghiên cứu gồm GS.TSKH. NGND. Nguyễn Châu, GS.TS.NGND. Bạch Thành Công và PGS.TS. Đặng Lê Minh đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng nhà nước về Khoa học Công nghệ. Nhóm Nghiên cứu thuộc Phòng Thí nghiệm Vật lý nhiệt độ thấp giai đoạn 1980-2002 do GS.TSKH.NGUT. Thân Đức Hiền đứng đầu đã được xét tặng Giải thưởng nhà nước về Khoa học và công nghệ năm 2016 cho cụm công trình Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm-kim loại chuyển tiếp.
Từ Tổ Vật lý trực thuộc Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Tổng hợp Hà nội và sau 60 nám xây dựng và phát triển, Khoa Vật lý hiện nay đá có 13 đơn vị thành viên gôm 09 Bộ môn, 01 Trung tâm nghiên cứu và 03 Phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu. Khoa Vật lý có tổng cộng 90 cán bộ viên chức. Số lượng Giảng viên, Giảng viên cao cấp là 59, trong đó có 06 Giáo sư (trong tổng số 23 GS của toàn trường), 17 Phó Giáo sư, 28 Tiến sỹ. Số lượng cán bộ có học hàm GS, PGS và học vị TS chiếm 86,2% tổng số giảng viên. Tỷ lệ người học trên một giảng viên là 12. Phân lớn đội ngũ giảng viên của Khoa hiện nay (60%) được đào tạo bài bản tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có uy tín ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây, Mỹ, Pháp, CHLB Đức, Hà lan, Canada, Nhật bản và Hàn quốc.
Sau 60 nám xây dựng và trưởng thành, Khoa Vật lý đá có 24 nhà giáo được phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú, 26 Huân chương Lao động các hạng, 27 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các tập thể và cá nhân trong Khoa.
Nám 2016, nhân dịp kỷ niệm 60 nám truyền thống và để ghi nhận những thành tích xuất sắc trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước đá trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể thây và trò Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
Ngày 19/11/2016, Khoa Vật lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (trước đây là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất. Lễ kỷ niệm đã diễn ra trong không khí đầm ấm với sự tham dự của hơn 1000 đại biểu đại diện cho các thế hệ giảng viên, sinh viên của Khoa Vật lý. Buổi lễ còn có sự tham gia của GS.TS. Nguyễn Đại Hưng - Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Hữu Dư - Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN và đại diện lãnh đạo các viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước.
Đặc biệt, Lễ kỷ niệm đã chào đón 06 cựu sinh viên Khóa 1, khai giảng ngày 15/10/1956, về thăm trường, đồng thời gặp gỡ, hội ngộ với thế hệ các sinh viên Khóa K61, nhập học năm 2016. Tại lễ kỷ niệm, GS.TSKH.NGND. Đinh Văn Hoàng đã đại diện cho các thế' hệ thầy cô giáo và GS.TS. Nguyễn Đại Hưng, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam đã đại diện cho các thế hệ sinh viên của Khoa bày tỏ cảm xúc của mình về những kỷ niệm gắn bó với Khoa Vật Lý cũng như niềm tự hào về chặng đường 60 năm lịch sử của khoa.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI LỄ KỶ NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA VẬT LÝ - ĐHKHTN (ĐHQGHN)
image066
Các Đại biểu tới tham dự Lễ kỷ niệm

image069

image071

Các cán bộ thời kỳ đâu của Khoa Vật lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Các cán bộ thời kỳ đâu của Khoa Vật lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

image077
Nhóm cán bộ khoa học bộ môn Vật lý Quang Phổ thực hiện đề tài G-H (chống bom Laser của đế quốc Mỹ ném xuống miền Bắc) khi thử nghiệm đề tài năm 1971
 
image080
Đoàn cán bộ coi thi Khoa Vật lý tại quân khu 4 năm 1982
 
image082
Buổi gặp mặt đây tình nghĩa trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
 
image085
Tập thể cán bộ Khoa Vật lý nhân dịp Kỷ niệm 60 năm truyền thống Khoa Vật lý (1956 - 2016)
 
image087
Sinh viên Khoa Vật lý trong ngày Lễ Tốt nghiệp
 
image090
Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Pelletron 5SDH-2
 
image092
Phòng thí nghiệm Kính hiển vi điện tử NanoSEM

 

Tác giả bài viết: Hội Vật Lý Việt Nam

Nguồn tin: Hội Vật Lý

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây